Visa E7 Hàn Quốc là gì? Đối tượng, điều kiện được cấp Visa E7

Quyền lợi của visa E7 Hàn Quốc

Visa E7 Hàn Quốc (visa kỹ sư, visa chuyên ngành) dành cho những người lao động có tay nghề cao. Đọc bài viết dưới đây để biết thêm về điều kiện được cấp và quyền lợi của visa E7 Hàn Quốc nhé!

Visa E7 là gì?

Visa E7 là loại visa mà chính phủ Hàn Quốc cấp cho người lao động có tay nghề cao và kinh nghiệm trong các ngành công nghiệp gốc tại Hàn Quốc. Ngành công nghiệp gốc (ngành công nghiệp cơ sở) là các ngành, nghề được ưu tiên để cấp visa cho người lao động nước ngoài như: ngành công nghiệp khuôn, chế biến nhựa, xử lý nhiệt, xử lý bề mặt, hàn và ngành công nghiệp đúc. Visa E7 thường được cấp cho lao động có tay nghề cao nên được gọi là visa chuyên ngành hoặc visa kỹ sư. Hiện nay, những du học sinh Hàn Quốc thường có xu hướng đổi từ visa D2 sang visa E7 sau khi tốt nghiệp. Nếu là người có trình độ chuyên môn và muốn làm việc tại Hàn Quốc, bạn cần xin visa E7.

Visa E7 Hàn Quốc là gì?

Visa E7 Hàn Quốc là gì?

Phân loại visa E7 Hàn Quốc

Số hiệu visa Tiêu chí phân loại Các thông tin liên quan
E-7-1 Nhân lực có chuyên môn Quản lý, chuyên viên (67 ngành, nghề)
E-7-2 Nhân lực được coi là có chuyên môn Văn phòng, ngành, nghề dịch vụ (9 loại ngành nghề).
E-7-3 Người lao động có kỹ năng Kỹ thuật viên và ngành liên quan đến kỹ năng kỹ thuật. Đây là đáp án cho câu hỏi “Visa E7-3 là gì?” (6 loại ngành, nghề).
E-7-4 Người lao động lành nghề Được ban hành từ ngày 1/8/2017 (3 loại ngành nghề).
E-7-91 Chuyên viên độc lập ở quốc gia ký hiệp ước FTA Được chuyển từ mã hiệu cũ T6.

Các loại ngành, nghề theo số hiệu visa E7

Visa E7-1 Hàn Quốc (67 ngành nghề)

Quản lý (15 nghề)

  • Giám đốc điều hành cấp cao của nhóm lợi ích kinh tế (S110), giám đốc điều hành cấp cao của công ty (1120), giám đốc hỗ trợ quản lý (1212/1202).
  • Người quản lý giáo dục (1312), người quản lý bảo hiểm và tài chính (1320), người quản lý văn hóa, nghệ thuật, thiết kế và video (1340).
  • Người quản lý liên quan đến thông tin và truyền thông (1350), người quản lý dịch vụ chuyên nghiệp khác (1390), người quản lý liên quan đến xây dựng và khai thác (1411), người quản lý liên quan đến sản xuất sản phẩm (1413).
  • Người quản lý liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (14901), người quản lý liên quan đến bán hàng và doanh thu (1511), người quản lý liên quan đến vận tải (1512), người quản lý liên quan đến lưu trú, du lịch, giải trí và thể thao (1521), quản trị viên dịch vụ ăn uống (1522).

Chuyên gia và công nhân (52 ngành nghề)

  • Chuyên gia khoa học đời sống (2111), chuyên gia khoa học tự nhiên (2112), nhà nghiên cứu khoa học xã hội (2122), kỹ sư phần cứng máy tính (2211), kỹ sư kỹ thuật truyền thông (2212), thiết kế hệ thống máy tính và nhà phân tích (2221), nhà phát triển phần mềm hệ thống (2222).
  • Nhà phát triển phần mềm ứng dụng (2223), nhà phát triển web (2224 – 2228), chuyên gia dữ liệu (2231 – 2224), nhà phát triển hệ thống mạng (2232 – 2225), chuyên gia bảo mật thông tin (2233 – 2226).
  • Kiến trúc sư (2311), kỹ sư kỹ thuật kiến ​​trúc (2312), chuyên gia xây dựng (2313/2312), kỹ sư cảnh quan (2314 – 2313), chuyên gia giao thông và đô thị (2315/2314) ).
  • Kỹ sư kỹ thuật hóa học (2321), kỹ sư kim loại/vật liệu (2331), kỹ sư kỹ thuật điện (2341/2351), kỹ sư kỹ thuật điện tử (2342 – 2352), kỹ sư cơ khí (2351 – 2353).
  • Kỹ sư kỹ thuật nhà máy (23512 – 23532), chuyên gia robot (2352), chuyên gia kỹ thuật ô tô, đóng tàu, máy bay, phương tiện đường sắt (S2353), chuyên gia về rủi ro và an toàn công nghiệp (2364), kỹ sư kỹ thuật môi trường (2371 – 2341), kỹ sư khí và năng lượng (2372 – 9233), kỹ sư kỹ thuật dệt (2392), kỹ sư soạn thảo (2395 – 2396).
  • Y tá (2430), giảng viên Đại học (2512), giảng viên kỹ thuật tại trường Cao đẳng Kỹ thuật Nước ngoài (2543), chuyên gia Giáo dục (25919).
  • Giáo viên của các trường nước ngoài, cơ sở giáo dục nước ngoài, trường quốc tế, trường năng khiếu,…(2599), chuyên gia pháp lý (261), chuyên gia chính phủ và hành chính công (2620), nhân viên hành chính của các cơ sở đặc biệt (S2620), chuyên gia chẩn đoán và quản lý (2715).
  • Chuyên gia tài chính và bảo hiểm (272), chuyên gia lập kế hoạch sản phẩm (2731), nhà phát triển sản phẩm du lịch (2732), chuyên gia quảng cáo và quan hệ công chúng (2733 ), chuyên gia nghiên cứu (2734).
  • Người lập kế hoạch sự kiện (2735), nhân viên bán hàng ở nước ngoài (2742), nhân viên bán hàng kỹ thuật (2743).
  • Chuyên gia quản lý công nghệ (S2743), biên dịch/ phiên dịch (2814), phát thanh viên (28331), nhà thiết kế (285), nhà thiết kế video (S2855).

Visa E7-2 Hàn Quốc (9 nghề)

Nhân viên văn phòng (5 nghề)

  • Nhân viên bán hàng tại các cửa hàng miễn thuế hoặc thành phố giáo dục tiếng Anh Jeju (31215).
  • Nhân viên vận tải hàng không (31264).
  • Nhân viên lễ tân khách sạn (3922).
  • Điều phối viên y tế (S3922).
  • Nhân viên văn thư trong ngành dịch vụ khách hàng (3991).

Công nhân dịch vụ (4 nghề)

  • Công nhân dịch vụ vận tải (431).
  • Thông dịch viên và hướng dẫn viên du lịch (43213).
  • Nhà cái sòng bạc Casino (43291).
  • Đầu bếp và nấu ăn (441).

Đầu bếp tại Hàn Quốc

Đầu bếp tại Hàn Quốc

Visa E7-3 Hàn Quốc (6 nghề)

  • Nhân viên chăm sóc động vật (61395).
  • Kỹ sư nuôi trồng thủy sản (6301).
  • Người làm ở cơ sở giết mổ Halal (7103) .
  • Nhà sản xuất và điều chỉnh nhạc cụ (7303).
  • Thợ hàn đóng tàu (7430).
  • Cơ khí máy bay (7521).
  • Thợ vẽ tàu (78639).

Visa E7-4 Hàn Quốc (3 nghề)

  • Thợ có tay nghề cao trong ngành công nghiệp trồng củ (S740).
  • Thợ có tay nghề cao trong nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản (S610 ).
  • Thợ có tay nghề cao trong các nhà sản xuất và công ty xây dựng nói chung (S700).

Xem thêm bài viết khác:

=>> Xuất khẩu lao động là gì

=>> Học tiếng hàn online

Điều kiện được cấp visa E7 Hàn Quốc

Đối với người lao động không làm trong ngành công nghiệp gốc thì phải đáp ứng những điều kiện sau:

  • Ít nhất phải có bằng trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
  • Người lao động phải được một công ty nhận vào làm.
  • Có hợp đồng lao động với mức lương trên 1,9 triệu won/tháng.
  • Có mã số thuế thu nhập cá nhân (Có hợp đồng sử dụng lao động rõ ràng và đầy đủ của doanh nghiệp tại Hàn Quốc).
  • Có kinh nghiệm làm việc cho chuyên ngành học ít nhất là 3 năm.
  • Có đầy đủ những loại giấy tờ liên quan đến công việc như: Đơn xin tự nguyện làm việc, ảnh, hộ chiếu,… được dịch sang tiếng Hàn và xác nhận bởi Đại sứ quán.

Đối với người lao động làm trong doanh nghiệp gốc của Hàn Quốc thì cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
  • Đã có hơn 3 năm kinh nghiệm làm việc tại Hàn Quốc.
  • Người lao động được xác nhận làm việc tốt và chủ doanh nghiệp muốn tiếp tục ký hợp đồng lao động.
  • Có hợp đồng lao động từ 1,9 triệu won/tháng trở lên, thời hạn hơn 2 năm.
  • Độ tuổi: Dưới 35 tuổi.
  • Lưu ý: Đối với thợ hàn, người lao động cần có kinh nghiệm trên 5 năm và đủ các loại giấy tờ như: Hộ chiếu, đơn xin tự nguyện làm việc, ảnh,… được dịch sang tiếng Hàn và xác nhận bởi Đại sứ quán.

Nếu bạn là du học sinh Hàn Quốc, việc chuyển từ visa D2 sang E7 sẽ dễ hơn nhiều. Nếu du học nghề tại Hàn Quốc, bạn sẽ được nhận chứng chỉ nghề quốc gia và bằng cao đẳng nghề. Trong quá trình học, bạn sẽ được thực tập nghề tại một công ty. Vì vậy, khi xét cấp visa, bộ tư pháp và cục xuất nhập cảnh đã có hồ sơ của trường nghề và công ty mà bạn thực tập. Chỉ cần được xác nhận tay nghề phù hợp để làm lâu dài ở Hàn Quốc, bạn sẽ có cơ hội được cấp visa E7.

v

Điều kiện được cấp visa E7 Hàn Quốc là gì?

Quyền lợi của visa E7 Hàn Quốc

Hiện tại, thị trường Hàn Quốc vẫn đóng cửa và ngưng tiếp nhận các đối tượng lao động phổ thông (người sang Hàn theo diện visa E9, có chứng chỉ KLPT). Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc vẫn mở cửa và tiếp nhận những lao động theo diện visa E7. Đồng thời, những lao động theo diện visa E7 còn được đảm bảo các quyền lợi dưới đây:

  • Đảm bảo mức thu nhập bình quân khởi điểm từ 1.817.000 đến 3.030.000 won/tháng.
  • Được chủ sử dụng lao động trả tiền vé máy bay cả lượt đi lẫn về.
  • Được sắp xếp chỗ ở, bao ăn uống và thêm nhiều tiện nghi sinh hoạt miễn phí khác.
  • Đối với hợp đồng lao động 5 năm, sau khi làm việc đủ 2 năm và được chủ sử dụng lao động đánh giá tốt, người lao động có thể đưa vợ, con (đã đủ tuổi vị thành niên) sang sinh sống, làm việc.
  • Người lao động có thể về thăm quê khi đang thực hiện hợp đồng lao động.
  • Nếu làm việc ở Hàn Quốc đủ 2 năm trở lên, người lao động có thể đổi từ visa E7 sang F2 (thường trú). Sau 3 năm kể từ khi có visa F2, người lao động có thể chuyển thành visa F5 (định cư lâu dài).

Quyền lợi của visa E7 Hàn Quốc

Quyền lợi của visa E7 Hàn Quốc

Trên đây là những thông tin cơ bản về điều kiện được cấp và quyền lợi của visa E7 Hàn Quốc. Nếu bạn có nhu cầu xin visa E7 để làm việc và định cư tại Hàn Quốc, CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ QUỐC TẾ VIỆT PHÁT sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Liên hệ ngay hotline để được hỗ trợ nhanh chóng!

All in one